Nghiệm thu mô hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ khoai lang
Sáng 24/10, tại xã Yên Quang (Nho Quan), Liên minh HTX tỉnh đã nghiệm thu mô hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ khoai lang tại HTX sản xuất và chế biến nông sản Hoàng Long.
Có 26 kết quả được tìm thấy
Sáng 24/10, tại xã Yên Quang (Nho Quan), Liên minh HTX tỉnh đã nghiệm thu mô hình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ khoai lang tại HTX sản xuất và chế biến nông sản Hoàng Long.
Khoai lang Nhật xuất khẩu đây được xem là giống khoai lang được trồng nhiều và xuất khẩu cũng như tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam cũng như các nước bạn bè trên thế giới. Khoai Lang nhật là giống khoai ruột vàng bột rất dễ ăn và dùng làm nhiều món ăn, chế phẩm cũng như chế biến thành các thực phẩm khác.
Xã Yên Quang (huyện Nho Quan) là vùng trồng khoai (khoai sọ, khoai lang) tập trung và ngon nổi tiếng của tỉnh.
Sau khi thu hoạch lúa mùa, những ngày này, bà con nông dân xã Yên Quang (huyện Nho Quan) lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ đông, với mục tiêu gieo trồng 220 ha cây trồng các loại, trong đó chủ lực là khoai sọ, ngô, khoai lang, lạc.
Chương trình này lựa chọn những sản phẩm đang vào mùa để tổ chức bán trên sàn thương mại điện tử Sendo bao gồm mận hậu Sơn La, bơ Đắk Lắk, vải Bắc Giang và Hải Dương, khoai lang tím Vĩnh Long.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT, đến ngày 7/10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 2.142 cây vụ đông, tập trung ở các huyện: Nho Quan 300 ha, Hoa Lư 36 ha, Yên Mô 881 ha, Yên Khánh 905 ha. Các cây trồng chủ lực là: ngô, lạc, khoai lang, đậu tương, bí xanh, rau đậu…
Khoai lang 83 là giống khoai được trồng ở thôn 83. Đây là thôn do những người dân trong xã đi mở đất, khai hoang vào năm 1983, nằm khá tách biệt, thuộc một khu đồi cao, ven hồ Yên Thắng. Vì chất đất được thiên nhiên ưu đãi nên khoai lang 83 có tiếng là ngon nhất vùng, ăn bở, chắc, có mùi thơm đặc trưng, ruột màu trắng ngà, ngoài vị ngọt còn có chút mặn đằm, rất dễ ăn mà lại không ngán.
Những ngày qua, trước tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác, hàng loạt sản phẩm tiêu dùng bị ảnh hưởng khi không thể xuất, nhập khẩu, người dân cả nước được kêu gọi "giải cứu" một số mặt hàng như dưa hấu, thanh long, khoai lang...., thậm chí là cả tôm hùm. Cùng với đó, nhiều hành động đẹp của doanh nghiệp, người dân trong "cơn bão" dịch bệnh như trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn cho người lao động, tham gia hiến máu tình nguyện trước tình trạng khan hiếm máu, cho thấy tình yêu thương, tấm lòng vì cộng đồng của mỗi người dân Việt Nam thật đáng quý, đáng trân trọng.
Theo báo cáo của Phòng Tổng hợp (Sở Nông nghiệp & PTNT), đến trung tuần tháng 11, toàn tỉnh đã trồng được 5.752,7 ha cây màu vụ đông, trong đó: Ngô 1.246,9 ha; lạc 174,5 ha; khoai lang 542,1 ha; bí xanh, bí đỏ 433,1 ha; khoai tây 183,3 ha; trạch tả 91 ha; đậu tương 76,5 ha; rau màu các loại 3.005,3 ha. Yên Khánh trồng được 2.167,1 ha cây vụ đông; Yên Mô 1.290 ha, Nho Quan 1.100 ha, Gia Viễn 500 ha, thành phố Tam Điệp 300 ha, Hoa Lư 210 ha, thành phố Ninh Bình 185 ha.
Vụ đông xuân năm nay, tỉnh ta có kế hoạch gieo trồng tổng diện tích là 48.709 ha, trong đó cây lúa 40.363 ha; cây ngô 1.612 ha; cây lạc 2.684 ha; rau, đậu các loại 2.310 ha, còn lại là diện tích cây khoai lang, cây sắn, cây mía... Với quyết tâm phấn đấu giành vụ sản xuất đông xuân 2018-2019 thắng lợi, trong những ngày vừa qua, bà con nông dân các nơi khẩn trương xuống đồng gieo cấy và chăm sóc lúa, cây màu trong khung thời vụ tốt nhất.
Vụ đông năm 2016, xã Yên Lâm (Yên Mô) xác định mục tiêu không mở rộng diện tích mà xây dựng kế hoạch gieo trồng đảm bảo ăn chắc và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chính vì vậy, diện tích gieo trồng năm nay giảm hơn 30 ha so với năm trước, các giống cây hàng hóa có giá trị và được bao tiêu sản phẩm được khuyến khích trồng như: ngô ngọt, lạc đông, bí xanh, cà chua nhót, khoai lang Hoàng Long...
Vẫn là những khó khăn về thời tiết khí hậu (mưa, úng đầu vụ; rét...), song vụ đông năm 2015-2016 còn bị chậm 7-10 ngày so với trung bình nhiều năm do lúa mùa chín muộn, nên huyện Nho Quan chỉ gieo trồng được 2.241 ha cây vụ đông, đạt 84,82% kế hoạch đề ra. Hầu hết các loại cây trồng vụ đông đều không đạt theo kế hoạch, cụ thể: Ngô đạt 727 ha, lạc đông 33,3 ha, khoai lang 329 ha, khoai sọ 221 ha, khoai tây 29,5 ha, ớt xuất khẩu 53 ha, rau đậu và cây khác 788,8 ha; riêng bí xanh đạt 53,7 ha, tăng 23,7 ha so với kế hoạch đề ra.
Bên cạnh việc làm tốt công tác gieo cấy lúa xuân đúng lịch thời vụ, hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Nho Quan đang xuống đồng đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc cây màu vụ xuân. Tập trung chủ yếu là các cây trồng truyền thống như: lạc, ngô, khoai lang, sắn, mía, dứa và rau đậu các loại.
Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.
Tính đến ngày 30-10, huyện Gia Viễn đã gieo trồng được 682,3 ha cây vụ đông, đạt 50,5% kế hoạch đề ra. Năm nay, bà con nông dân trong huyện tiếp tục lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất như khoai lang, dưa bao tử, rau màu các loại.
Trung tâm ứng dụng KHCN& đo lường thử nghiệm (Sở Khoa học & Công nghệ Ninh Bình) vừa phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nông nghiệp) thực hiện thành công đề tài phục tráng giống khoai lang Hoàng Long nhằm khôi phục uy tín, chất lượng của giống khoai lang quý này, đồng thời khắc phục tình trạng củ không còn phẩm chất ban đầu do thói quen nhân giống bằng dây của người dân.
Tính đến ngày 22-11, toàn tỉnh đã gieo trồng được 10,5 nghìn ha cây vụ đông, đạt 69,7% kế hoạch, trong đó diện tích ngô đạt gần 2,3 nghìn ha; đỗ tương đạt trên 2,2 nghìn ha; khoai lang gần 1,4 nghìn ha; lạc 226 ha; khoai sọ 135 ha; trạch tả trên 140 ha; rau đậu các loại 4,1 nghìn ha.
Vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Yên Khánh có kế hoạch gieo trồng trên 8.500 ha, trong đó diện tích lúa 7.100 ha, cây lạc 800 ha, rau đậu các loại là 380 ha, khoai lang 100 ha, dưa, bí các loại 50 ha, cây ngô 50 ha, cây khác 20 ha…
Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã kết thúc thời vụ gieo trồng cây màu vụ đông ưa ấm với tổng diện tích trên 12.000 ha. Trong đó đậu tương 2.844 ha, ngô 2.683 ha, khoai lang 1.486 ha, còn lại là dưa, bí, lạc... Để cây trồng vụ đông sinh trưởng tốt, hạn chết sâu bệnh hại, nông dân trong tỉnh đang chuyển trọng tâm sang giai đoạn chăm sóc, bảo vệ.
Vụ đông năm 2011, huyện Yên Mô có kế hoạch gieo trồng hơn 4.000 ha cây trồng các loại. Trong đó, hơn 1.600 ha là đất màu và đất lúa - màu; hơn 2.300 ha đất 2 lúa. Các cây trồng chủ lực là ngô, đậu tương, lạc đông, khoai tây, khoai lang, bí xanh và rau các loại.
Đến trung tuần tháng 10-2009, các địa phương trong tỉnh đã trồng được 15.797,5 ha cây vụ đông các loại, trong đó: ngô 3.252,7 ha, đậu tương 8.918,7 ha, lạc 271,7 ha, khoai lang 1.192 ha, khoai tây 17 ha, bí xanh 109,2 ha, rau các loại 2.036,2 ha.
Đến ngày 18-3, toàn tỉnh Ninh Bình đã trồng 9.331 ha cây màu; trong đó có: 4.428 ha lạc, 1.764 ha ngô, 431 ha khoai lang, 382 ha mía, 822 ha sắn, 21 ha cà chua, 10 ha bí xanh, 10 ha dưa, 1.460 ha rau.
Đến ngày 25-2, tỉnh Ninh Bình đã trồng được 7.085,6 ha cây màu, trong đó lạc 4.304,6 ha, ngô 1.433,4 ha, còn lại là khoai lang, dưa các loại, cà chua, bí xanh…
Huyện Yên Mô là địa bàn có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông với một số cây trồng chính như rau, đậu, khoai lang, ngô, khoai tây… và một số loại rau hàng hóa cho giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác.
Ngày 3/4, UBND tỉnh tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 4. Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 4 và quý II/2008. Nêu rõ: Vụ đông xuân 2007-2008, toàn tỉnh gieo cấy 40.633 ha lúa; trồng 1.949 ha ngô, lạc 4.365 ha, khoai lang 251 ha, rau các loại 965 ha.